Đăng Ký Vn88: Trang Chủ

“Người khác có thể mạo danh, tiêu tiền của chúng ta mà ta không biết”

Thứ tư - 05/06/2024 10:44
“Chúng ta phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như tài sản quan trọng nhất của cá nhân, nhất là dữ liệu danh tính như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thẻ tín dụng… Một người khác có thể mạo danh hoạt động thay chúng ta, tiêu tiền của chúng ta mà ta không biết”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết điều này khi tham gia phát biểu làm rõ một số ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân, sáng nay (5/6).

Không thể dùng sức người để quản lý trên không gian mạng

“Thương mại điện tử sinh ra từ công nghệ số. Công nghệ luôn sinh ra các vấn đề của công nghệ. Cách tốt nhất giải quyết vấn đề của công nghệ là dùng công nghệ” – ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo ông, vừa qua đầu tư chưa nhiều để phát triển các công cụ công nghệ số nhằm thực thi quản lý Nhà nước trên không gian mạng. Và cần phải coi công nghệ số như lực lượng quản lý cơ bản trên không gian mạng.

Quản lý không gian mạng gồm thể chế số, công cụ số và con người số - kỹ năng số cho người dân. Thương mại điện tử phát triển rất nhanh, 20-30%/năm, song các yếu tố trên lại theo sau, nên cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể làm nhanh nhất.

 
 nguoi khac co the mao danh, tieu tien cua chung ta ma ta khong biet hinh anh 1 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời các đại biểu Quốc hội

Bộ trưởng khẳng định, trên sàn thương mại điện tử có hàng triệu sản phẩm, đi theo nó là hàng triệu quảng cáo, không thể dùng sức người quản lý được mà phải dùng công nghệ số. Môi tường số thực ra tạo cơ hội quản lý toàn diện, có thể giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, ngăn chặn hành vi trái phép, giao dịch bất thường, nhưng phải dùng công nghệ hiện đại.

Như có thể phát triển phần mềm phát hiện quảng cáo sai sự thật, hàng hóa có dấu hiệu hàng nhái. Các nền tảng số, sàn thương mại điện tử có thể xây dựng các thuật toán AI rà quét, chặn lọc các tài khoản, nguồn quảng cáo vi phạm pháp luật dựa trên các ảnh chụp vi phạm quảng cáo điển hình do bộ cung cấp.

“Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, có thể viết được các phần mềm này” – ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định. Bộ TT-TT sẽ cùng với các doanh nghiệp công nghệ số của ngành giúp bộ Công Thương phát triển các công cụ số để quản lý thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Quốc hội quan tâm tăng đầu tư phát triển công cụ số quản lý thương mại điện tử nói riêng và không gian mạng nói chung

“Phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như tài sản quan trọng nhất”

“Chúng ta phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như tài sản quan trọng nhất của cá nhân, nhất là dữ liệu danh tính như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thẻ tín dụng… Một người khác có thể mạo danh hoạt động thay chúng ta, tiêu tiền của chúng ta mà ta không biết” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý khi đề cập vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Ông cho biết, thương mại điện tử  vừa qua phát triển nhanh, dữ liệu cá nhân được thu thập, lưu trữ và xử lý ngày càng lớn, đi kèm với đó là nguy cơ lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân ảnh hưởng thương mại điện tử và các lĩnh vực khác.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đó quy định bộ ngành, địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với ngành, lĩnh vực quản lý của mình. “Tức là ai, quản lý cái gì trong đời thực thì lên không gian mạng quản lý cái đó. Hiện nay Chính phủ cũng có lộ trình xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân” – ông nói.

Ngoài ra cần đảm bảo an toàn cho hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân. Bộ TT-TT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 85 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, các sàn thương mại điện tử phải tuân thủ nghị định này. Vừa qua Chính phủ đã rất quyết liệt, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai công tác về đảm bảo an toàn thông tin qua các chỉ thị, công điện.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để bảo vệ dữ liệu cá nhân thì phải bảo vệ người dân – đây được coi là một trong những nội dung quan trọng. Bộ triển khai nhiều giải pháp bảo vệ người dân trên không gian mạng nói chung cũng như thương mại điện tử. Như triển khai hệ sinh thái tín nhiệm mạng, đánh giá website đảm bảo an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân và gắn nhãn tín nhiệm cho trên 5 nghìn website chính thống; đồng thời công bố các website lừa đảo.

Đã phát triển thành công và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ người dân, như kiểm tra xem máy tính, điện thoại của mình có nhiễm mã độc không, xem thông tin của mình có lộ lọt hay không, kiểm tra một website có phải lừa đảo hay không trên cổng “khonggianmang.vn”.

Chiến dịch tháng hành động tuyên truyền và nhận diện phòng chống lừa đảo trực tuyến đã được phổ biến đến toàn xã hội, có sự tham gia 100% bộ ngành, địa phương và hầu hết cơ quan thông tấn báo chí. 21 tỷ lượt xem video tuyên truyền về nhận thức và kỹ năng số trên mạng xã hội; đã xây dựng cẩm nang an toàn trực tuyến để hướng dẫn người dân kỹ năng an toàn thông tin khi tham gia không gian mạng, thực hiện giao dịch trực tuyến.

Bên cạnh đó, bộ tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đã xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.

“Bộ TT-TT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các công tác trong lĩnh vực thương mại điện tử” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết./.

Tác giả: VOV.VN

Nguồn tin: vov.vn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây