ĐĂNG KÝ VN88: TRANG CHỦ
//dangkyvn88.org/uploads/logo.png
Thứ ba - 19/12/2023 10:06
Với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; đồng thời nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với người dân, bảo đảm việc thực hiện chi trả an sinh xã hội kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Thời gian qua, cùng với các địa phương trên địa bàn cả nước, tỉnh Hà Nam đã có nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội bằng hình thức không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06.
Nếu như trước đây, để nhận chế độ trợ cấp hàng tháng, ông Nguyễn Văn Hoà - đối tượng người khuyết tật xã Đức Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) phải đến trụ sở UBND xã ký, nhận tiền. Thì giờ đây, thực hiện chi trả an sinh xã hội bằng hình thức không dùng tiền mặt, tại nhà ông Hoà vẫn có thể nhận đầy đủ số tiền được hưởng qua tài khoản ngân hàng. Ông Hòa phấn khởi cho biết: Giờ đây, cứ khoảng mùng 10 hàng tháng tôi đều nhận được tiền trợ cấp qua tài khoản cá nhân. Đây là điều tôi mong muốn từ lâu, bởi việc phải đi lại với tôi là khá khó khăn. Khi có tiền trong tài khoản, việc mua sắm qua mạng hoặc thực hiện các giao dịch cũng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Tương tự, đối với ông Trần Văn Toàn, cũng vào ngày 10 hàng tháng, ông đều nhận được khoản hỗ trợ là 360.000 đồng qua tài khoản cá nhân. Đây là mức trợ cấp dành cho đối tượng người cao tuổi và ông Toàn là người đại diện nhận cho mẹ đẻ của mình. Qua gần 01 năm được nhận tiền trợ cấp theo phương thức này, ông Toàn đánh giá cao về tính tiện ích mang lại: “Lúc đầu tôi cũng băn khoăn nhưng sau khi được các cán bộ Công an và bộ phận văn hóa xã hội phường tuyên truyền, hướng dẫn thì tôi sử dụng thấy hợp lý hơn, hàng tháng tôi không phải sắp xếp thời gian, công việc cá nhân đến trụ sở UBND phường xếp hàng như trước, không mất thời gian, thuận tiện hơn, khi ở nhà hay bất cứ đâu vẫn có thể nhận đủ số tiền được hưởng.” Nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với người dân, bảo đảm việc thực hiện chi trả an sinh xã hội kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí theo Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Với vai trò Cơ quan thường trực - Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Tổ công tác Đề án 06 tỉnh chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mặt công tác Đề án 06 và các mô hình trên địa bàn tỉnh, trong đó triển khai quyết liệt các giải pháp, mô hình thanh toán không dùng tiền mặt để thúc đẩy chuyển đổi số. Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiện ích của Đề án 06 mang lại; vận động, khuyến khích người nhận chế độ an sinh xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp,... qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời phối hợp mở tài toàn ATM và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàng. Đến nay, tỉnh Hà Nam đã tạo lập tài khoản an sinh cho gần 32.000 người, (đạt 38%); trong đó gần 7.000 người có công được chi trả qua tài khoản (đạt trên 40%). Qua thực tiễn, việc chi trả trợ cấp qua tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt đã góp phần bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính trong thực hiện chính sách an sinh. Bên cạnh những thuận lợi, thực tế ghi nhận quá trình triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ về cơ sở vật chất, hạ tầng, đường truyền... Thời gian tới, Hà Nam cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu tiến hành lập tài khoản cho tất cả những người có công với cách mạng, người thuộc diện trợ giúp xã hội, hộ nghèo, cận nghèo để chi trả chế độ, trợ giúp nhằm tạo thuận lợi cho việc chi trả, tiếp nhận được nhanh chóng, thuận lợi, qua đó đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số tại Hà Nam, khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia./.