Tỉnh Hà Nam hiện có hơn 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ, trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở địa bàn TP. Phủ Lý và trung tâm thị trấn, các huyện, thị xã, những nơi đông dân cư. Đây là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao do kinh doanh các mặt hàng dễ cháy, như: quần áo, vải sợi, vàng mã, sách vở… Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, năm 2015, tại chợ Bầu, TP. Phủ Lý, một đám cháy phát ra từ cửa hàng vàng mã sau đó lan sang các cửa hàng quần áo, hiệu sách và bùng lên dữ dội... đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân. Hoặc gần đây, ngày 27/6/2022 đã xảy ra cháy lớn tại cửa hàng tạp hóa Phương Mai (số nhà 150, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường Minh Khai, TP Phủ Lý). Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ huy động lực lượng, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Qua 2 vụ việc trên đặt ra công tác phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh là hết sức quan trọng.
Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa số vụ tai nạn, sự cố cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, nhất là trong giai đoạn cao điểm mùa nắng nóng, Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC tại cơ sở. Phối hợp với các ngành, đoàn thể, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật PCCC và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCCC; tổ chức các lớp hướng dẫn, huấn luyện các thao tác sử dụng các dụng cụ chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm, cứu người, cứu tài sản… tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và các cụm dân cư với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về công tác PCCC, CNCH, đưa ra nhiều khuyến cáo trên các website, trang mạng xã hội kết nối với cộng đồng để người dân biết và phòng tránh, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho Nhân dân trong công tác PCCC ngay tại cơ sở. Bên cạnh đó, các địa phương đã tham mưu, triển khai xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”, “Ðiểm chữa cháy công cộng”… huy động sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy.
Công an TP. Phủ Lý kiểm tra công tác bảo đảm an toàn PCCC và hướng dẫn kỹ năng PCCC & CNCH cho hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh tại tổ 2, phường Trần Hưng Đạo
Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tá Trương Vũ Minh - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
cho biết: Mùa nắng nóng là thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn cao nhất trong năm. Nắng nóng khiến cho nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân tăng cao, đặc biệt với các thiết bị công suất lớn, tiêu thụ điện cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị, dây dẫn điện kém chất lượng cùng sự bất cẩn của người dân có thể dẫn đến các sự cố quá tải, chập điện, phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt gây ra cháy nổ. Do đó, để hạn chế tối đa các vụ cháy và phòng cháy hiệu quả trong cao điểm hè 2023, đơn vị đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, xác định trọng tâm là tuyên truyền, vận động người dân dỡ bỏ “chuồng cọp”, tạo lối thoát nạn thứ 2, chuẩn bị sẵn thang dây để thoát nạn khi xảy ra cháy; chủ động trang bị một số phương tiện chữa cháy tại chỗ. Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức cho người dân trong việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, nâng cao tính chủ động, khả năng phối hợp, ứng phó, xử lý khi có sự cố cháy, nổ ngay từ khi mới phát sinh, không để cháy lan, cháy lớn. Ðặc biệt với người dân, khi xảy ra cháy nổ cần bình tĩnh để xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, báo cháy ngay cho mọi người xung quanh biết phối hợp tổ chức chữa cháy, kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và nhanh chóng gọi điện cho lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo số 114... Với lực lượng chức năng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn công tác PCCC; tăng cường các cuộc kiểm tra theo chuyên đề hoặc đột xuất tại chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến vật liệu dễ cháy, các khu dân cư, hộ gia đình kết hợp nhà ở với sản xuất kinh doanh. Thông qua kiểm tra kịp thời giúp người đứng đầu cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót về PCCC, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC…
Lực lượng Công an tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn
Nắng nóng làm tăng nguy cơ dẫn đến các vụ cháy, nổ. Vì vậy, bên cạnh sự chủ động phương án phòng ngừa cháy, nổ của lực lượng chức năng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình và cộng đồng./.