ĐĂNG KÝ VN88: TRANG CHỦ
//dangkyvn88.org/uploads/logo.png
Thứ năm - 11/04/2024 11:34
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ; Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp [1]. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ [2]. Việc trang bị, bảo quản, vận chuyển, sử dụng... đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo được quy định hết sức chặt chẽ theo Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật số 50/2019/QH14 ngày 25/11/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo cùng một số văn bản có liên quan khác...
Tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo hiện nay mặc dù đã được kiềm chế nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp tạo nên những vấn đề bức thiết trong công tác bảo đảm ANTT. Theo báo cáo của Công an các đơn vị, địa phương, trong 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các lực lượng chức năng đã đấu tranh phát hiện, bắt giữ 19.384 vụ, 31.013 đối tượng vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Riêng tội phạm chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ (dao, kiếm…), linh kiện để lắp ráp là 14.804 vụ (chiếm 76%), 22.532 đối tượng (chiếm 72,6%); mua bán, vận chuyển trái phép linh kiện để lắp ráp vũ khí 743 vụ (chiếm 3,8%), 745 đối tượng (chiếm 2,4%). Như vậy, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2022 xảy ra 1.127 vụ, 1.782 đối tượng, so với năm 2019 tăng 128 vụ = 12,8 %, 350 đối tượng = 24,4 %). Tính riêng từ 15/12/2021 đến 15/8/2023, lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc đã phát hiện, tiếp nhận, xử lý 3.729 vụ việc/ 8.213 đối tượng liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, khởi tố 1.601 vụ/ 3.768 đối tượng [3].
Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, lãnh đạo Bộ Công an đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ và Công an các đơn vị địa phương mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm. Đặc biệt là đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra từ 15/12/2023 đến ngày 29/2/2024. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
, ngày 12/12/2023 Công an thành phố Phủ Lý đã ban hành Kế hoạch số 176/KH-CATP về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh, của thành phố (từ ngày 15/12/2023 đến ngày 29/2/2024). Nhằm nêu cao tình thần trách nhiệm và hiệu quả công tác với phương châm “Kết hợp giữa phòng và chống” Công an thành phố Phủ Lý đã tích cực phối hợp với Trung tâm Văn hóa - thông tin và thể thao thành phố, UBND các phường, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo trên hệ thống loa phát thanh vào các khung giờ 17h đến 17h30’ các ngày trong tuần và trình chiếu trên 03 màn hình led cho toàn thể quần chúng nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, tuyên truyền cho người dân ký cam kết không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo đối với 143 tổ dân phố, thôn xóm, cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Ngoài ra, Công an thành phố Phủ Lý còn đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... kẻ vẽ, treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại 21 phường, xã trên các tuyến đường, khu trung tâm, các địa điểm công cộng tập trung đông người. Trong thời gian này đã tiến hành tuyên truyền 252 buổi với 289 lượt thu hút 15.854 người tham gia; phát 280 lượt tin bài, phóng sự tuyên truyền, in ấn, phát hành 2.318 pano, áp phích, băng đĩa tuyên truyền; tổ chức kí cam kết cho 31.555 tổ chức, cá nhân; tổ chức tuyên truyền, vận động cá biệt 260 lượt với 550 người dân và 193 người có uy tín về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Qua đó, đã vận động thu hồi được 40 vũ khí thô sơ bao gồm kiếm, dao phóng, rìu, côn, gậy khúc; 15 khẩu súng tự chế; 06 viên đạn quân dụng; 02 súng ná cao su, 149 viên bi sắt và 2,3 kg pháo các loại... Ngoài ra, đơn vị còn tăng cường công tác kiểm tra, ký cam kết việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng này; chủ động, tiến hành rà soát lập danh sách 130 đối tượng tiền án tiền sự có biểu hiện nghi vấn trên địa bàn hoạt động phạm tội về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo để răn đe, nhắc nhở [4].
Công an Thành phố Phủ Lý đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo cho 350 giáo viên, học sinh nhà trường Trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp của tỉnh và gần 600 giáo viên, học sinh Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.Buổi tuyên truyền giúp giáo viên và học sinh hiểu, nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; phân biệt được các loại pháo; từ đó chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; tích cực tham gia tố giác tội phạm vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm tốt ANTT tại địa phương, nhất là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Qua đó, đã nâng cao nhận thức của người dân về công tác này và góp phần ngăn chặn nhiều vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự có thể xảy ra liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Thời gian tới, để nâng cao hiêu quả công tác tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, cần chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo toàn diện và thường xuyên. Thực hiện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong công tác tuyên truyền để người dân nắm và nhận thức được các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo; hoạt động phổ biến giúp những quy định đó đến được với đông đảo quần chúng nhân dân. Điều quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo là phải liên tục, thường xuyên và toàn diện, không được chỉ tập trung chú trọng vào một nội dung mà coi nhẹ các nội dung khác. Thường xuyên thay đổi nhận thức, phương pháp, biện pháp trong tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo bảo đảm tính liên tục, tính thường xuyên và toàn diện, hiệu quả trong nội dung.
Hai là, các biện pháp, phương thức tuyên truyền cần bảo đảm sự phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền. Mỗi đối tượng khác nhau cần có hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp và bảo đảm thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Cần căn cứ vào yêu cầu, mục đích của hoạt động tuyên truyền, vận động thu hồi về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo để lựa chọn hình thức, biện pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng loại đối tượng. Nổi bật là: Chương trình “đổi vũ khí, vật liệu nổ lấy bình chữa cháy” của Công an Thành phố Phủ Lý đã đạt được hiệu quả cao. Đối với những đối tượng có nhiều nguy cơ vi phạm, việc tuyên truyền chú ý vào trách nhiệm pháp lý mà họ sẽ phải chịu bên cạnh những rủi ro, tai nạn rất dễ xảy ra. Các hoạt động tuyên truyền ngoài việc xây dựng chuyên đề, kế hoạch riêng thì nên lồng ghép với các nội dung phong trào khác ở địa phương, đặc biệt là phát huy vai trò của cơ quan truyền thông trong xây dựng các kịch bản để tuyên truyền và phát sóng cho phù hợp. Sử dụng vai trò của mạng xã hội để đưa tin, bài, phóng sự về các nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật, các trường hợp vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Chọn các vụ án điểm liên quan vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo để phân tích và phổ biến rộng rãi để người dân có thể tiếp cận, rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Ba là, tăng cường mở các đợt cao điểm về tuyên truyền, vận động, phòng ngừa đấu tranh và phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo nhất là ở các địa bàn trọng điểm có tình hình phức tạp. Làm tốt công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình địa bàn có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo; đánh giá thực trạng tình hình nhận thức pháp luật của người dân và các đối tượng có liên quan để xây dựng hoặc tham mưu xây dựng kế hoạch phù hợp với từng địa bàn và từng loại tội phạm; lựa chọn biện pháp phù hợp, xác định nội dung, yêu cầu cần đạt được, các lực lượng, phương tiện cần huy động tham gia để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án. Sau mỗi đợt cao điểm cần có sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để có thể triển khai các đợt sau tốt hơn.
Bốn là, chú ý phát huy được vai trò của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc phối kết hợp tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Chủ động tham mưu chính quyền địa phương để huy động, phối hợp với các ban, nghành, cơ quan, đoàn thể trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Thường xuyên biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức đạt thành tích cao trong công tác và ngược lại phê bình với những cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện chưa tốt. Từ đó, khích lệ các chủ thể phát huy tinh thần trách nhiệm để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.
Năm là, Thường xuyên kiểm soát không gian mạng, đề xuất với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch và các cơ quan có liên quan kiểm duyệt nội dung kỹ trước khi đăng tải và có hình thức xử lý, răn đe đối với những trường hợp vi phạm như những video hướng dẫn chế tạo vũ khí, vật liệu nổ, pháo trên nền tảng youtube, facebook, tiktok... Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cơ quan, nhà trường, quần chúng nhân dân đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên về những quy định và tác hại liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo./.
Danh mục tài liệu thảm khảo [1]. Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. [2]. Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ: Về quản lý, sử dụng pháo. [3]. Báo Công an nhân dân -Gia tăng tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gây án (26/9/2023). [4]. Báo cáo số 78/BC-CATP của Công an thành phố Phủ Lý - “Kết quả thực hiện cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về VK - VLN - CCHT và pháo trên địa bàn thành phố Phủ Lý”. Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo của công an thành phố Phủ Lý
Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...