Trước đó, ngày 08/6/2021, Công an Nam Định đã phối hợp với Công an 3 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình tổ chức Lễ ký kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác chữa cháy và CNCH. Quy chế phối hợp được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Công an 4 tỉnh vùng Nam đồng bằng sông Hồng có sự phối hợp toàn diện, chặt chẽ trong công tác chữa cháy và CNCH, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Các đại biểu dự hội nghị
Đến nay, sau 3 năm triển khai, Công an các tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 4 kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng ứng phó tại địa phương; tổ chức thực tập 14 phương án chữa cháy và CNCH cấp vùng, cấp tỉnh, huy động gần 4.500 lượt cán bộ, chiến sĩ và trên 200 lượt phương tiện tham gia. Công tác phối hợp trao đổi thông tin về lực lượng, phương tiện được tiến hành định kỳ hàng năm; thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ công tác chữa cháy và CNCH.
3 năm qua, trên địa bàn 4 tỉnh xảy ra 72 vụ cháy, 34 tai nạn, sự cố làm 21 người chết, 10 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính hơn 300 triệu đồng. Trong số đó, Công an các tỉnh phối hợp chữa cháy 4 vụ, cứu nạn, cứu hộ 2 vụ, tìm được 5 nạn nhân. Thực tế công tác chữa cháy và CNCH cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cũng gặp không ít hạn chế, khó khăn. Hạ tầng giao thông còn nhiều tuyến đường liên thôn, xóm có trụ bê tông, barie cản trở xe chữa cháy di chuyển đến hiện trường. Số lượng trụ nước chữa cháy ít, chưa đảm bảo phạm vi cấp nước chữa cháy theo quy định. Thậm chí nhiều khu dân cư, tái định cư, cụm công nghiệp cũ chưa có trụ cấp nước. Thêm vào đó, việc thành lập các Đội chữa cháy và CNCH chưa đảm bảo khoảng cách, phạm vi bảo vệ, có nơi tới hơn 30km. Số lượng cán bộ, chiến sĩ được đào tạo chuyên ngành PCCC còn ít, nhất là tại Công an cấp huyện, xã. Một số phương tiện chữa cháy và CNCH được trang bị đã lâu, khả năng sử dụng hạn chế; chưa được trang bị phương tiện huấn luyện, thiếu các mô hình huấn luyện và khả năng nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế còn hạn chế.
Đại tá Phạm Hùng Dương – Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Giám đốc Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
phát biểu tại hội nghị
Đại diện Công an các tỉnh phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, Đại tá Phạm Hùng Dương – Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Giám đốc Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
và lãnh đạo Công an các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình đã có ý kiến tham luận làm rõ thêm các nội dung nói trên và đề ra giải pháp khắc phục theo lộ trình. Đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an, Đại tá Bùi Quang Việt, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng đã phát biểu ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Công an 4 tỉnh đã đạt được trong công tác phối hợp, đồng thời chỉ đạo, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy chế phối hợp trong thời gian tiếp theo.
Đại tá Phan Thị Loan - Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định phát biểu tại hội nghị
Thay mặt Công an Nam Định, Đại tá Phan Thị Loan - Phó Giám đốc Công an tỉnh tiếp thu các ý kiến và cho biết, năm 2024, Công an tỉnh Nam Định tham mưu UBND tỉnh đăng ký với Bộ Công an xây dựng “Tỉnh an toàn PCCC”, dự kiến trong quý I sẽ tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Đồng chí cũng đề xuất Công an 4 tỉnh qua thực tiễn công tác chữa cháy và CNCH thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; định kỳ hàng năm luân phiên tổ chức sơ kết để các đơn vị học tập, áp dụng./.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị