Đăng Ký Vn88: Trang Chủ

Chính sách về căn cước để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Thứ năm - 16/11/2023 09:36
Theo Bộ Công an, việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, để “không ai bị bỏ lại phía sau”, phục vụ tốt hơn việc quản lý xã hội.
      Việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước được xây dựng dựa trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này. Hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31.000 người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có gần 800 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11.000 trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường hợp này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.
     Khi cho ý kiến về dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Căn cước sẽ giúp “không ai bị bỏ lại phía sau”. Bộ trưởng dẫn ví dụ có hàng triệu người không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào, đa phần là người yếu thế. Thậm chí ngay tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng trăm nghìn người, đa phần là người yếu thế, không có hộ khẩu, không có giấy tờ, không được đi học, không khai sinh… Nếu không cấp căn cước, không đưa họ vào diện để xã hội giúp đỡ, hỗ trợ sẽ rất khó khăn. “Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ Nhân dân của việc này là rất lớn" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. Về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt đang cư trú tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội. Tên Luật Căn cước đã chính xác và bao hàm hơn so với tên gọi cũ. Sửa tên Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đồng tình với việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước, bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản.
    Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đây là vấn đề có tính chất lịch sử, tồn tại đã lâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh, di cư. Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Phần đông những người này là những đối tượng đặc thù, yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được quan tâm, bảo vệ. Do vậy, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là cần thiết, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
    Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng, việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc. Hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, trong đó nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, là người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Không chỉ họ và con cái họ cũng không được hưởng chế độ an sinh, nhiều hệ lụy có thể xảy ra.
    Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định), việc lược bỏ cụm từ "công dân" trong tên luật không hề tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch, cũng như địa vị pháp lý của công dân. Thêm vào đó, nội dung Luật Căn cước đã phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Việc đổi tên từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không phát sinh thủ tục, chi phí, bởi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Chứng minh nhân dân cấp trước thời hạn luật này có hiệu lực được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp, người dân tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân đến tuổi phải đổi thẻ sẽ được cấp đổi sang thẻ căn cước và hoàn toàn miễn phí./.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây