Đăng Ký Vn88: Trang Chủ

Nghiêm trị với tội phạm xâm hại trẻ em

Thứ bảy - 24/09/2022 15:16
Thời gian qua, theo Báo cáo của các cơ quan chức năng, tình trạng xâm hại trẻ em đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Tình trạng này xuất hiện cả trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Mới đây nhất ngày 13/8/2022, bé trai 3 tuổi bị đánh, nhốt vào tủ cấp đông ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, lệch chuẩn và đi ngược với các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại có thể là bất kỳ ai như cha mẹ, họ hàng, hàng xóm, người mới quen biết,... thời gian xảy ra bất kể trong ngày. Nạn nhân bị xâm hại là trẻ em - đối tượng được pháp luật và xã hội bảo vệ, chăm lo đặc biệt.
Theo Điều 37, chương II, Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”
Ngoài ra, để bảo vệ trẻ em, pháp luật Việt Nam quy định các chế tài xử lý nghiêm hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như: điều 132, 130, 133, 134, 140, 142, 144, 145, 146, 147, tùy từng hành vi phạm tội, khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Để ngăn chặn “từ sớm, từ xa” tội phạm xâm hại trẻ em rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó mỗi gia đình cần:
1. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; dự các lớp tập huấn, chủ động tìm hiểu nâng cao kiến thức, cách nhận biết các dấu hiệu bị xâm hại ở trẻ em.
2. Hướng dẫn cách phòng tránh cho trẻ ngay từ sớm về cách tự bảo vệ mình, đặc biệt là các trẻ em gái.
3. Khi phát hiện hành vi, dấu hiệu nghi vấn xâm hại trẻ em, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được xác minh, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; ngoài ra có thể gọi đường dây nóng 111 Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn, giải quyết.
4. Không bao che, dung túng, tố giác các đối tượng phạm tội dù là bất kỳ ai và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong quá trình thu thập chứng cứ, thụ lý vụ việc và tăng cường tính răn đe loại tội phạm này.
5. Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác tội phạm, nhất là công tác triển khai thực hiện các mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa phương, nơi cư trú góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em, bảo đảm ANTT địa phương.
Phòng, chống xâm hại trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà rất cần hơn thế nữa những hành động cụ thể quyết liệt, sự chung tay phối hợp của mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nếu phát hiện hành vi xâm hại trẻ em, hãy liên hệ đến cơ quan công an gần nhất hoặc qua số điện thoại đường dây nóng Công an tỉnh: 0226.3852.673 để có biện pháp xử lý kịp thời./.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây