“Phủ sóng” CCCD, đối sánh dữ liệu phục vụ thí sinh
Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an cho biết: Thông qua việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học đã được thực hiện từ năm 2022 và đạt được hiệu quả rất lớn. Có thể kể tới như giảm thiểu thời gian đi lại của thí sinh, người dân cũng như các chi phí liên quan đến giấy tờ, chụp ảnh của học sinh, các nhà trường, cơ sở giáo dục. Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong kỳ tuyển sinh trước, năm nay 2023, Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác đăng ký, dự thi, xét tuyển trực tuyến.
Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, Bộ Công an đã chỉ đạo đồng thời cung cấp danh sách hơn 6 triệu công dân sinh vào các năm từ 2004, 2005, 2007, 2008 (những công dân đến tuổi tham gia các kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT) để Công an các đơn vị, địa phương triển khai cấp CCCD. Cùng với đó, lực lượng Công an các địa phương cũng phối hợp với các trường để rà soát cụ thể những trường hợp học sinh đang học tại các trường để đảm bảo 100% các cháu tham gia các kỳ thi được cấp CCCD.
Tính tới thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã cấp CCCD cho gần hết 6 triệu học sinh. Số còn lại, khoảng 160.000 trường hợp không tham gia hoặc chưa tham gia các kỳ thi này như đi nước ngoài, nghỉ học, hoặc học chậm so với tuổi… Mặc dù vậy, Công an các địa phương vẫn khẩn trương tiến hành thu thập dữ liệu, cấp CCCD cho những trường hợp trên để đảm bảo 100% người đủ điều kiện đều được cấp CCCD phục vụ các hoạt động liên quan đến bản thân, xã hội.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH thông tin, để tiếp tục ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận lịch sử cư trú của các công dân tham gia vào kỳ thi. Việc này sẽ giúp các hội đồng thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định rõ, chính xác, khoa học những trường hợp nằm trong diện được cộng điểm ưu tiên, tránh tình trạng gian lận trong thi cử.
Là một địa phương có số lượng thí sinh, học sinh dự thi lớn, Công an TP Hà Nội đang tập trung quyết liệt thực hiện những nhiệm vụ được Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ giao, trong đó có phần việc cấp CCCD phục vụ kỳ thi năm 2023 sắp tới. Thông tin với PV, Thiếu tá Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an TP Hà Nội cho biết: Công an TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01 ngày 3/01/2023 về tập trung chỉ đạo các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký quản lý cư trú, làm sạch dữ liệu dân cư, cấp CCCD, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn Thành phố. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo toàn bộ lực lượng QLHC về TTXH tiếp tục tập trung giải quyết triệt để các trường hợp phải làm sạch dữ liệu, cũng như đảm bảo duy trì thường xuyên công tác này do đặc thù của biến động dân cư và quá trình hoàn thiện hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia.
Đơn cử như các lỗi kỹ thuật trong giải quyết cư trú cũng làm phát sinh các trường hợp phải làm sạch, việc công dân chưa được làm sạch dữ liệu chuyển hộ khẩu về Hà Nội và các yêu cầu mới theo chỉ đạo của Bộ Công an trong quá trình đồng bộ dữ liệu với các bộ, ngành trong đó có ngành giáo dục và đào tạo, phục vụ thí sinh tham gia các kỳ thi. Tính đến nay, các học sinh nằm trong diện tham dự kỳ thi THPT, đại học năm 2023 đều đã được cấp CCCD gắn chip. Công an cơ sở cũng phối hợp chặt chẽ với các nhà trường tổng rà soát, kiểm tra, nếu còn trường hợp nào chưa có sẽ làm trực tiếp, cấp CCCD cho các em học sinh ngay tại lớp, trường, hay cơ quan Công an gần nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học, thời gian đi lại của thí sinh, học sinh.
Đề cập đến công tác cấp CCCD nói chung và phục vụ cho thí sinh, học sinh trong kỳ thi sắp tới nói riêng, Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
cho biết: Hà Nam là địa phương có số lượng các xã, phường đạt tỷ lệ 100% số công dân đến tuổi được cấp CCCD nhiều nhất cả nước. Tính đến nay có tới gần 60 xã và 2 huyện hoàn thành 100% chỉ tiêu này. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đăng Ký Vn88: Trang Chủ
đang phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các sở, ngành trong đó có Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, phần việc cho kỳ thi sắp tới, đảm bảo an toàn, thông suốt, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, phục vụ việc phát triển công dân số ngay từ nhỏ cho các học sinh.
Đảm bảo công bằng, minh bạch
Theo tìm hiểu của PV, trong năm 2023, trong 101 nhiệm vụ của các bộ, ngành, 18 nhiệm vụ của các địa phương thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có 2 nhiệm vụ lớn. Cụ thể, với nhóm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngành, đó là kết nối, tích hợp, khai thác dữ liệu, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến, đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm. Cùng với đó, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu về giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an tiến hành rà soát, kiểm tra an toàn, an ninh mạng với các hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trong năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai 2 dịch vụ này và được dư luận nhân dân đánh giá cao, đảm bảo công bằng, văn minh, lợi ích đem lại với xã hội là rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cũng thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành kết nối, chia sẻ thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình đề ra trong Đề án 06. Tới thời điểm hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng bộ, làm giàu cho dữ liệu dân cư thông tin (chuyên ngành giáo dục đào tạo) của hơn 20 triệu công dân là giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh ngành giáo dục. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc toàn ngành thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên và duy trì việc tự động kết nối, xác thực, định danh, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.
Nhìn dưới góc độ tạo lập và làm giàu dữ liệu để cho ra các giá trị mới, đồng chí Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Bộ Công an xây dựng, đã giải quyết được câu chuyện chuẩn hóa dữ liệu gốc về con người, về dữ liệu chuyên ngành mà các bộ, ngành, địa phương đang quản lý, góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước. Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác thực, quản lý được thông tin liên quan đến thí sinh, phục vụ triển khai đăng ký dự thi, xét tuyển thi trực tuyến.
Vừa qua thực hiện Luật Cư trú, có quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, trong quá trình tuyển sinh đầu cấp của học sinh, cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục đồng bộ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã đồng bộ, xác thực thông tin thường trú của học sinh để thực hiện các thủ tục hồ sơ mà không cần xác nhận của Công an xã, phường về lịch sử cư trú, thường trú. Mỗi năm có vài triệu học sinh tương ứng với từng đó hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Khi bỏ được những hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, xác nhận thủ công như trước bằng việc xác thực điện tử, số hóa, kết nối dữ liệu, đã tạo nên giá trị vô cùng lớn cho xã hội.
Việc này không những nhanh gọn, chính xác, tiện ích, hiệu quả mà còn minh bạch, không sai sót, tránh gian lận trong việc xác nhận thường trú giấy như những năm trước đó. Nhờ mỗi thí sinh có CCCD gắn chip nên năm 2022 đã làm được việc, đó là mỗi thí sinh có một tài khoản, khai thác các ứng dụng của Đề án 06. Với dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” của Bộ Công an nên hàng triệu hồ sơ, thông tin khai báo của thí sinh trên hệ thống ngành giáo dục đều được đối sánh, chuẩn hóa không xảy ra sai sót.
Cũng theo lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh với vai trò là công dân dùng tài khoản được cấp trên cơ sở CCCD gắn chip thực hiện những thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, dự thi, xét tuyển trên môi trường số, thì ngay lúc đó công dân – học sinh đó đã bắt đầu thực hiện những dịch vụ công liên thông, tạo tiền đề rất quan trọng để trong suốt quá trình học tập, làm việc sau này tiếp tục thực hiện những dịch vụ công trực tuyến khác. Các học sinh sẽ có những nền tảng năng lực tham gia vào môi trường số, dịch vụ công trực tuyến, giải quyết những thủ tục hành chính.
Năm 2022 các thí sinh cũng nộp, thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký, thi, điều này vô hình trung cũng tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt trong xã hội. Để làm được điều đó, phải xác thực được chủ thể tài khoản và dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an giải quyết được tất cả những vướng mắc, lo lắng trên, tạo điều kiện tiên quyết giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đăng ký dự thi, tuyển sinh trực tuyến. Việc xây dựng những thế hệ công dân số bắt đầu từ chính các thủ tục, dịch vụ, đối tượng này, tạo nên nền tảng vững chắc để có được một Chính phủ số, xã hội số./.
Tác giả: Trung tâm thông tin chỉ huy