Từ hôm nay 1/1/2023, một dấu mốc “lịch sử” đối với công tác quản lý hành chính đã được thiết lập khi sổ tạm trú, sổ hộ khẩu giấy chính thức bãi bỏ trong tất cả những giao dịch thủ tục hành chính.
Để có được ngày này, trong suốt nhiều năm qua, lực lượng Công an đã không kể đêm ngày, tổng lực ra quân, với nhiều chiến dịch, thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ kép vừa đảm bảo ANQG, giữ gìn trật tự ATXH, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trong bối cảnh khó khăn, nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sản xuất, cấp CCCD gắn chip…
Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 chính là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhất giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, hội nhập và phát triển cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” chính là nền tảng gốc phục vụ cho việc bỏ sổ hộ khẩu giấy và chuyển đổi số quốc gia. Bộ Công an đánh giá, khi các bộ, ngành, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin cập nhật, kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ giảm chi phí cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng mỗi năm.
Đây mới chỉ là con số tạm tính từ việc người dân, cơ quan chức năng không phải thực hiện sao, chụp, chứng thực hoặc kê khai nhiều lần các thông tin cơ bản. Một thay đổi nhỏ nhưng lợi ích đem lại vô cùng lớn cho người dân, doanh nghiệp, xã hội…
Vừa qua, tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ tổ chức, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an…đã giúp đỡ, hỗ trợ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án 06 với kết quả ấn tượng.
Chỉ trong vòng 1 tháng, quỹ bảo hiểm thất nghiệp với hơn 41.000 tỷ đồng đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chi trả phục vụ người dân bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19 mà không xảy ra nhầm lẫn, sai sót nào. Tất cả những kết quả trên cũng bắt nguồn từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.
Còn ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị này cũng không giấu được niềm vui, bày tỏ: “Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi vui mừng và mong đợi rất nhiều, tin tưởng chuyển đổi số sẽ thành công. Hơn ai hết, cùng với người dân, doanh nghiệp là chủ thể thấu hiểu nhất lợi ích, kết quả từ cuộc cách mạng chuyển đổi số này mang lại”.
Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần khẳng định, chỉ rõ: Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Chuyển đổi số chính là chuyển đổi về tư duy, nhận thức, chuyển phương thức làm việc thủ công sang hiện đại, môi trường số, điện tử. Muốn chuyển đổi số thành công thì tư duy, nhận thức của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải thật sự được “chuyển đổi”.
Những kết quả ấn tượng nhìn thấy được từ việc bỏ sổ hộ khẩu giấy mới chỉ là một trong các tiện ích nhỏ mà Đề án 06, chuyển đổi số mang lại. Dẫu vậy, để có ngày “lịch sử” 1/1/2023, trước đó đã có không ít những rào cản cả về thủ tục lẫn tư duy, nhận thức của không ít người mà Bộ Công an cũng như các bộ, ngành, địa phương phải vượt qua.
Bên cạnh tâm lý và thái độ vui mừng, mong muốn chuyển đổi số thành công của người dân, doanh nghiệp và xã hội, thì đâu đó có lẽ vẫn còn những ý kiến trái chiều không muốn chuyển đổi số thành công. Và cũng bởi khi chuyển đổi số thành công, xây dựng một xã hội số, công dân số, Chính phủ số sẽ khiến cho tình trạng “hành là chính” hay tham nhũng vặt…không còn đất sống.
Tác giả: Trung tâm thông tin chỉ huy
Nguồn tin: Hoàng Phong
Đăng Ký Vn88: Trang Chủ thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...